Di sản nghệ thuật chăm pa độc đáo
Tháp Dương Long, thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, là quần thể kiến trúc gồm ba tháp cổ xây dựng theo trục Bắc - Nam. Quá trình nghiên cứu cho thấy, khu di tích này có niên đại từ thế kỷ XII - XIII, và đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2015.
.png)
Cán bộ Bảo tàng tỉnh tiến hành đo đạc và mô tả chi tiết các phù điêu rắn Naga nhằm phục vụ công tác lập hồ sơ khoa học.
Hình tượng rắn Naga trong kiến trúc tháp Chăm
Trong nghệ thuật Chăm Pa, rắn Naga là một biểu tượng quan trọng, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa người Chăm, người Ấn Độ và người Khmer. Tại tháp Dương Long, hình tượng rắn Naga xuất hiện đồ sộ trong các chi tiết trang trí kiến trúc, từ chân tháp lên đến các cửa giả, cửa chính và tầng mái. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang, trong hàng trăm tác phẩm điêu khắc tìm thấy tại đây, rắn Naga chiếm tỷ lệ áp đảo, cho thấy ấn tượng sâu sắc của nó trong văn hóa Chăm.
Hành trình lậu giữ và đề xuất công nhận bảo vật quốc gia
Bảo tàng tỉnh Bình Định hiện đang tiến hành lập hồ sơ khoa học đề xuất công nhận "Bộ sưu tập 5 phù điêu rắn Naga tháp Dương Long" là bảo vật quốc gia. Cả 5 phù điêu trong bộ sưu tập này đều tác rắn Naga 5 đầu, đầu đội mũ miện hình chóp ba tầng, toát lên vẻ uy nghiêm và huyền bí. Mặt trước các phù điêu chạm khắc tỉ mỹ, trong khi mặt sau để trơn, không trang trí hoa văn.
Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định, ông Bùi Tĩnh: "Hình tượng rắn Naga tại tháp Dương Long không chỉ là biểu tượng của quá trình giao thoa văn hóa, mà còn là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa. Việc đề xuất công nhận bảo vật quốc gia sẽ giúp tôn vinh và bảo tồn giá trị di sản văn hóa độc đáo này".
Với những ai yêu thích khám phá văn hóa và lịch sử, chuyên đi trải nghiệm tại tháp Chăm Bình Định sẽ mở ra những góc nhìn độc đáo về nền văn minh cổ xưa. Hãy cùng Amazingo khám phá những tuyến du lịch văn hóa hàng đầu, đếm chân tại những di sản nghệ thuật độc đáo và trải nghiệm sắc màu lịch sử sâu sắc trên mỗi nẻ đường.